TIN TỨC

TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN SUNFLOWER CITY


'Xây dựng sân bay Long Thành là phương án tối ưu'

Bộ Giao thông Vận tải khẳng định việc xây dựng thêm một cảng hàng không hỗ trợ, thay thế sân bay Tân Sơn Nhất là cần thiết và sân bay Long Thành là lựa chọn hiệu quả nhất.

Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc trả lời kiến nghị “không nên xây dựng sân bay Long Thành” của hai cựu cán bộ ngành hàng không là ông Mai Trọng Tuấn (nguyên phi công) và Lê Trọng Sành (nguyên trưởng phòng quản lý sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM).
longthanh-1376822357_500x0.jpg
Theo Bộ GTVT, xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là phương án tối ưu và hiệu quả nhất.
Theo Bộ GTVT, dự báo số lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất năm nay đạt khoảng 19 triệu lượt, đến năm 2020 sẽ đạt đến công suất thiết kế là 25 triệu hành khách một năm và sau năm 2020 sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Trong khi đó, việc mở rộng để nâng công suất cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là rất khó do cảng hàng không hiện hữu có 2 đường hạ cất cánh song song dạng đóng. Nếu đầu tư thêm một đường hạ cất cánh tương đương về phía Bắc của sân bay cũng không khả thi do cảng hàng không nằm trong khu vực dân cư dày đặc và các đường phố chính.
“Việc mở rộng để nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường dân sinh của khu vực trung tâm TP HCM như tiếng ồn, khí thải vượt xa tiêu chuẩn cho phép”, báo cáo của Bộ GTVT lý giải và cho rằng việc xây dựng sân bay quốc tế mới sẽ giúp TP HCM phát triển bền vững và giảm ùn tắc giao thông nội đô.
Cũng theo Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu, công tác khảo sát, quy hoạch vị trí cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được thực hiện cách nay 10 năm. Vị trí được chọn đã thỏa mãn các tiêu chí tổng hợp cho việc hình thành sân bay quốc tế trung chuyển, đảm bảo thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa đi đến TP HCM - trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và là cửa ngõ lớn nhất trong việc thông thương với quốc tế; đồng thời phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các sân bay lớn đều nằm cách trung tâm thành phố 15-60 km và thời gian tiếp cận tối đa khoảng 40-50 phút.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho hay, vị trí của sân bay Long Thành đảm bảo đủ diện tích (5.000 ha) để xây dựng một cảng hàng không quốc tế mới, hiện đại có công suất 80-100 triệu hành khách một năm, sân bay cấp 4F, cấu hình 4 đường cất hạ cánh, đảm bảo yêu cầu khai thác an toàn và hiệu quả cho một cảng hàng không có quy mô lớn, hiện đại với điều kiện an toàn tĩnh không tốt.
Khu vực này cũng rất phù hợp cho việc quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay và điều hành bay vì có tỷ lệ đô thị hóa thấp, không có công trình cao tầng đã được xây dựng hoặc dự kiến xây dựng. Ngoài ra, sân bay Long Thành nằm xa khu vực biên giới, xa khu vực cấm bay nên rất thuận tiện cho công tác quản lý bay, quản lý vùng trời.
tan-son-nhat-1.jpg
Sân bay Tân Sơn Nhất rất khó phát triển do khu dân cư đông đúc, dày đặc xung quanh. Ảnh:Kiên Cường
Bên cạnh đó, vị trí xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có địa hình, địa chất, thủy văn không quá phức tạp, khối lượng đào đắp ít, mặt bằng tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng hàng không. Đồng thời, khu vực này chủ yếu là diện tích trồng cây cao su, mật độ dân cư khu vực không cao, thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy khi xây dựng cảng hàng không hiện đại sẽ chỉ ảnh hưởng đến diện tích phát triển cây cao su, ít ảnh hưởng về tiếng ồn, khí thải đến môi trường sống của các khu dân cư xung quanh.
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng, Bộ GTVT cũng cho biết, ngoài phương án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, 2 phương án khác là mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và mở rộng căn cứ không quân Biên Hòa cũng đã được nghiên cứu toàn diện và đầy đủ với các yếu tố so sánh như khoảng cách tính từ trung tâm thành phố, giao thông tiếp cận, diện tích đất yêu cầu và chi phí giải phóng mặt bằng, tác động môi trường… “Kết quả so sánh cho thấy phương án tối ưu là xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành theo quy hoạch đã được duyệt”, Bộ GTVT khẳng định.


---------------------------------------------------------------------------------------

Bộ GTVT đáp thẳng đề nghị dừng xây sân bay Long Thành

Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc trả lời kiến nghị của ông Lê Trọng Sành (nguyên Trưởng phòng quản lý sân bay Tân Sơn Nhất) và ông Mai Trọng Tuấn (cựu phi công đoàn bay 919) đối với việc đầu tư sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).


Trước đó, vào ngày 15/7/2013, ông Lê Trọng Sành và ông Mai Trọng Tuấn đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị không nên xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.

Xây dựng sân bay mới hay mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất?

Hai ông Lê Trọng Sành và Mai Trọng Tuấn lý giải chi phí đầu tư cho Dự án sân bay Long Thành quá lớn (khoảng 8 tỉ đô la Mỹ) trong khi nước ta, dân ta còn nghèo. Nếu dốc sức, cố xây dựng cho bằng được, sẽ dẫn đến lãng phí vì sân bay Tân Sơn Nhất vừa được đầu tư mở rộng và nâng cấp nên năng lực đã cải thiện nhiều.
Hơn nữa, nếu nhu cầu của hành khách tăng cao thì nên mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hơn là xây dựng một sân bay mới.

"Nếu dốc sức, cố xây dựng cho bằng được sân bay Long Thành, ta sẽ đánh mất một 'hội điểm vàng' cả về 'thiên thời, địa lợi, một thương hiệu quý, có giá trị lịch sử' không chỉ của nước ta, mà còn đối với khu vực và thế giới, đó là Sân bay Tân Sơn Nhất", ông Sành và ông Tuấn kiến nghị.

Trả lời về vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng việc mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay rất khó vì cảng hàng không hiện hữu có 2 đường hạ cất cánh song song dạng đóng.
Mô hình sân bay Long Thành - Đồng Nai.
Mô hình sân bay Long Thành - Đồng Nai.
Nếu đầu tư thêm 1 đường hạ cất cánh tương đương về phía Bắc của sân bay cũng không khả thi do Cảng hàng không nằm trong khu vực dân cư dày đặc và các đường phố chính đã giới hạn khu vực này.

Bên cạnh đó, sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực dân cư có mật độ cao, quỹ đất dành cho phát triển mở rộng rất hạn chế nên cũng khó phát triển hệ thống giao thông tiếp cận tương ứng khi nâng cao công suất khai thác.
Việc mở rộng để nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường dân sinh của khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh như tiếng ồn, khí thải vượt xa tiêu chuẩn cho phép.
Vị trí địa lý có phù hợp?
Theo ông Tuấn và ông Sành, nếu như nhu cầu khách hàng không quốc tế “bùng nổ” - khi Việt Nam trở thành con rồng châu Á - thì có thể dùng thêm sân bay Biên Hòa, một sân bay quân sự cấp I, kề sát TP. HCM và đã có sẵn 2 xa lộ kết nối (quốc lộ 1K và xa lộ Hà Nội). Đó là chưa nói tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (gần Biên Hòa) cũng đang được xây dựng.

Khi đó, hai thành phố, hai sân bay kề cận nhau có sẵn giao thông kết nối chắc chắn sẽ tốt hơn là sân bay quốc tế tại Long Thành chơi vơi.

Hai ông còn cho rằng trong trường hợp cần có sân bay Biên Hòa làm căn cứ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía dưới vĩ tuyến 12 thì chỉ cần xây dựng tại Long Thành một sân bay quân sự cấp I (đầu tư ít, thi công nhanh). Như thế, sẽ lợi cả đôi đường cho kinh tế, quốc phòng.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong tương lai sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của con người?.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong tương lai sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu?
Đáp vấn đề này, Bộ GTVT lại cho rằng: Các cảng hàng không dân dụng của ta chưa khai thác tốt các lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng thị trường.

Trong khi các quốc gia láng giềng, nhất là trong khu vực Đông Nam Á đã lần lượt mở cửa các cảng hàng không quốc tế lớn, cạnh tranh để đóng vai trò trung chuyển trong khu vực như Cảng Chek Lap Kok-Hong Kong; Cảng Suvarnabhumi–Bangkok; Cảng Kuala Lumpur; Cảng Changi-Singapore...

Về vị trí xây dựng sân bay Long Thành, Bộ GTVT giải thích: Vị trí được chọn đã đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí tổng hợp cho việc hình thành cảng hàng không quốc tế trung chuyển. Đó là đảm bảo sự thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa đi đến TP. HCM, nơi cửa ngõ lớn nhất cả nước trong việc trao đổi, giao lưu, thông thương với quốc tế; đồng thời phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Việc sân bay Long Thành "chơi vơi" vô hình phù hợp về quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay và điều hành bay vì giới hạn chướng ngại vật hàng không thấp. Đồng thời, có thể khai thác đồng thời hai sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa mà gần như không có hạn chế đối với các phương thức khởi hành (SID) và phương thức đến tiêu chuẩn (STAR).
Sau khi Báo Đất Việt đăng tải bài viết "Dân nghèo, xin dừng chi 8 tỷ USD xây sân bay Long Thành" đã có hàng trăm độc giả gửi ý kiến phản hồi. Trong đó, phần lớn ý kiến ủng hộ dừng xây sân bay Long Thành.

Độc giả Lê Bân cho rằng: Vấn đề không phải là Long Thành không tốt, mà là không thực tế. Chúng ta còn nghèo, đầu tư phải "liệu cơm gắp mắm". Để 8 tỷ USD đó đầu tư đường cao tốc Bắc Nam, để không còn cảnh tai nạn giao thông cướp đi hàng ngàn sinh mệnh hàng năm có phải tốt hơn không? Tại sao phải xây 1 sân bay 8 tỷ USD trong khi chúng ta chỉ cần khoảng 4 tỷ USD là đáp ứng cùng 1 nhu cầu?.

Còn nếu muốn tạo ra 1 trung tâm mới, đâu nhất thiết phải xây sân bay? Muốn tạo hiệu ứng thì TP. HCM chỉ cần phát triển Q.2, Q.9 thành đô thị vệ tinh với kết cấu hạ tầng phát triển là được rồi, đâu cần phải làm ở Long Thành?.

Cùng ý kiến, độc giả Nguyễn Anh Quân viết: Nước ta còn nghèo, rất nhiều dự án thiếu khả thi. Bộ nào cũng muốn có dự án tầm cỡ nhưng tiền ở đâu để làm? Trong khi còn nhiều vấn đề nóng bỏng cần giải quyết trước mắt. nhiều dự án ra đời với luận chứng nghe rất hay nhưng thực chất chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích, cốt làm sao đẩy giá đất đã đầu cơ lên lên để hưởng lợi, lợi ích của dân, của quốc gia thì mặc.
Tôi rất hy vọng Bộ trưởng Thăng, một người năng nổ, trách nhiệm sẽ nhận thấy được vấn đề tham mưu cho Chính phủ dừng dự án sân bay Long Thành.

Trong khi đó, độc giả Đỗ Nhật Tường phân tích: Việc xây dựng sân bay Long Thành là nhất thiết phải xây, vì một sân bay lớn mà ở trong nội thành thành phố thì không hay, tiếng ồn ảnh hưởng đến người dân.

Ở Nhật Bản, các sân bay lớn đều nằm ngoài thành phố và có đường cao tốc, tàu điện kết nối, điển hình là sân bay Kansai. Vì thế, việc xây dựng sân bay Long Thành là hết sức cần thiết.

Mặt khác đã có tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối nên thời gian đi lại không là bao và đâu phải đầu tư một lần 8 tỷ USD mà chia ra 3 giai đoạn mà với lại dự án này đã được quy hoạch từ lâu, đến giờ chưa khởi công là đã trễ.




Đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Giàu Dây là tuyến đường huyết mạch của toàn bộ khu vực phía đông TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ. Hiện tại tiến độ thi công đường này rất nhanh và thông tin mới nhất là thông tin trải lớp nhựa đầu tiên trên tuyến đường cao tốc này.


Thảm nhựa cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
Với trạm trộn bê tông nhựa nóng hiện đại theo công nghệ của Tập đoàn AMMAN - Đức, Công ty BMT đủ khả năng sản xuất và cung cấp bê tông nhựa nóng với khối lượng lớn, để đảm bảo tiến độ thi công cho dự án.
Công ty CP Đầu tư - Xây dựng BMT vừa được Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC), tư vấn giám sát Nippon Koei - Tedi South và nhà thầu chính Trung Quốc - China Road & Bridge Corporation (CRBC) tin tưởng, chấp thuận cho BMT là nhà thầu phụ trong hạng mục cung cấp và thi công trải thảm bê tông nhựa nóng gói 1A, cung cấp thi công lớp cấp phối đá dăm base, subbase cho tuyến đầu cầu.

Hình ảnh trải nhựa đầu tiên trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành

Chất lượng bê tông nhựa nóng được công ty kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống kiểm soát PM-II.OD hoàn toàn tự động. Với nguồn cung cấp vật liệu ngay bên cạnh trạm trộn, công ty luôn chủ động và đủ khả năng cung cấp cho dự án nguồn đá chất lượng tốt.

Hình ảnh các kỹ sư đang làm việc trên  đường cao tốc TP. HCM - Long Thành

Đường ôtô cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây là dự án có ý nghĩa chiến lược, mang lại lợi ích lớn về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dự án này còn tạo động lực quan trọng để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và là tiền đề để tiếp tục phát triển mạng đường cao tốc trong vùng.
Công ty CP Đầu tư - Xây dựng BMT
Số 36 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM

ĐT: 08.3930 2322, Fax: 08.3930.4095



đất nền sunflower city, đường cao tốc thành phố hồ chí minh long thành, đất nền giá rẻ,du an gia re,nha dat, mua ban nha dat, sunflower city đất nền sunflower city, đường cao tốc thành phố hồ chí minh long thành, đất nền giá rẻ,du an gia re,nha dat, mua ban nha dat, sunflower cityđất nền sunflower city, đường cao tốc thành phố hồ chí minh long thành, đất nền giá rẻ,du an gia re,nha dat, mua ban nha dat, sunflower cityđất nền sunflower city, đường cao tốc thành phố hồ chí minh long thành, đất nền giá rẻ,du an gia re,nha dat, mua ban nha dat, sunflower city



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét